Hướng dẫn chi tiết cách thiết kế profile công ty

Profile công ty là một loại ấn phẩm marketing được xem là rất cần thiết với hầu hết các công ty hiện nay. Một profile chỉnh chu, chuyên nghiệp sẽ mang đến những lợi ích cũng như giúp công ty đạt được doanh số cao, ngày một phát triển và đi lên. Vì thế, một profile công ty chuyên nghiệp sẽ rất quan trọng và cần được chú trọng đến. Vậy làm thế nào để có thể viết một profile công ty đầy đủ, chuyên nghiệp và giúp ích cho công ty bạn? 

Một profile công ty hay còn gọi là hồ sơ năng lực thông thường sẽ có từ 16-32 trang với thiết kế hài hòa, thể hiện được tính cách của công ty cũng như những hình ảnh đặc trưng riêng của công ty. Tùy vào lĩnh vực của mỗi công ty mà sẽ có những cấu trúc profile khác nhau, nhưng chung quy đều cần phải có những mục sau:

1. Thư ngỏ

Đôi lời gởi đến người đọc với giọng văn trang trọng, thân tình cùng với sự nhiệt huyết sẽ được thể hiện ở trang đầu tiên. Qua đó, sẽ giúp người đọc thấy được trách nhiệm, giá trị của lãnh đạo cũng như tầm vóc của công ty.

2. Giới thiệu công ty

Đây là phần quan trọng với những thông tin nổi bật của công ty

Tên công ty, giấy phép kinh doanh, giới thiệu về công ty, những lĩnh vực của công ty, lịch sử hình thành và phát triển, thông tin cần thiết (điện thoại, fax, email)

Phương châm hoạt động, mục tiêu hướng đến, giá trị cốt lõi

3. Đội ngũ công ty và năng lực

Năng lực nhân sự: bao gồm sơ đồ ban lãnh đạo, sơ đồ bố trí nhân sự của công ty theo từng phòng

Năng lực sản xuất: thể hiện rõ quy trình sản xuất, hoạt động máy móc, dây chuyển sản xuất thông qua những thông tin cụ thể và hình ảnh rõ ràng.

Năng lực tài chính: Đây là yếu tố quan trọng và cần được chú ý, là cơ sở để nhà đầu tư xem xét có nên đầu tư và hợp tác với công ty hay không?

4. Thành tựu đạt được

Những thông tin về bằng khen, giấy khen, chứng nhận,…sẽ phần nào giúp nhà đầu tư và đối tác tin tưởng vào công ty, giúp công ty mở rộng quan hệ hợp tác và quảng bá được thương hiệu của công ty

Đây là một nội dung chi tiết cơ bản và cần có trong profile công ty:

1. Phần mở đầu

  • Mục lục
  • Thư ngỏ
  • Logo công ty
  • Tên giao dịch công ty ( Song ngữ Anh Việt)
  • Slogan của công ty, có thể kèm hình ảnh để thể hiện giá trị cốt lõi, thông điệp mà công ty muốn mang đến
  • Thông tin liên lạc ( Địa chỉ, số điện thoại, email, fax)

2. Phần nội dung: Giới thiệu tổng quan về công ty.

  • Lịch sử hình thành và phát triển công ty: cần nêu bật những sự kiện cũng như dấu mốc quan trọng từ khi thành lập ( chứng nhận, sự kiện về sản phẩm,…)
  • Ngành nghề kinh doanh và lĩnh vực hoạt động.
  • Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty.
  • Giá trị cốt lõi công ty.
  • Văn hóa công ty.

– Năng lực thực hiện, có thể được thể hiện qua các nội dung sau:

  • Nhân sự: Đội ngũ nhân sự, cơ cấu và chất lượng nhân sự.
  • Cơ sở vật chất kỹ thuật: nhà máy sản xuất, thiết bị, máy móc, dây chuyền,…
  • Chứng nhận, bằng khen của công ty đã đạt được (nên minh chứng bằng hình ảnh rõ ràng)

– Dự án nổi bật của công ty:

  • Giới thiệu bao quát và liệt kê những dự án mà công ty đã thực hiện, cùng với những dự án sẽ thực hiện
  • Nêu một số sự kiện, hoạt động bên ngoài của công ty.

– Đối tác và khách hàng:

  • Liệt kê một số khách hàng, đối tác đã hợp tác với công ty
  • Hình ảnh về sự thành công trong hợp tác, đầu tư của công ty.

5. Phần kết

– Thông tin liên lạc.

– Nhắc lại logo công ty.

– Địa chỉ công ty, văn phòng đại diện, chi nhánh.

Để có một profile công ty chuyên nghiệp, đòi hỏi sự chỉnh chu của nhà thiết kế profile. Hi vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn tham khảo và có thể thiết kế một hồ sơ năng lực tốt nhất cho công ty, mang đến những thành tựu cũng như đem lại những cơ hội tốt cho công ty bạn.

Rate this post

    LIÊN HỆ TƯ VẤN

      Đăng ký gói pro 3.000k

        Đăng ký gói ecommerce 7.000k

          Đăng ký gói Business >15.000k