Các bước thiết kế website

Thiết kế website là một công việc quan trọng với bất kỳ một doanh nghiệp nào khi muốn quảng bá cho thương hiệu và khẳng định giá trị riêng của mình. Website chính là một công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận gần hơn với khách hàng. Để thiết kế được một website thì bạn có thể tự mình làm hoặc nhờ một đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp, tuy nhiên dù thực hiện bằng cách nào thì cũng đều phải tuân thủ theo các bước quan trọng trong thiết kế. Dưới đây là các bước trong một quy trình thiết kế website:

Các bước thiết kế website tiêu chuẩn?

Bước 1: Thảo luận và thu thập thông tin

Đây là bước đi đầu tiên trong quy trình thiết kế website. Bạn phải nắm bắt được mong muốn và tìm ra những giá trị hiện hữu của cá nhân, doanh nghiệp. Phải xác định được mục tiêu để làm website, đối tượng khách hàng là ai, nội dung muốn thể hiện và trọng tâm của website để làm gì. Dựa trên những tìm hiểu và đánh giá đó bạn sẽ có định hướng để thiết kế

Bước 2: Lập kế hoạch thiết kế website

Dựa trên những thông tin đã thu thập được bạn cần phải hệ thống, kết nối các thông tin lại với nhau, từ đó đưa ra được phác thảo sơ đồ cấu trúc của một website. Liệt kê chi tiết tất cả những thông tin như chủ đề chính, chủ đề phụ, trang chính, trang phụ và nội dung cụ thể của từng phần là như thế nào. Đảm bảo rằng quá trình thống kê không bỏ sót một nội dung quan trọng nào

Bước 3: Thiết kế giao diện website

Đây là bước quan trọng nhất của cả quy trình. Điểm lưu ý khi thực hiện thiết kế giao diện cho web đó là phải xác định được nhóm đối tượng khách hàng của website họ là ai? Thiết kế web phải đồng bộ với hình ảnh thương hiệu của cá nhân, doanh nghiệp, tương đồng từ màu sắc, logo, slogan. Đưa ra các ý tưởng thiết kế để có nhiều sự lựa chọn, từ đó dễ dàng so sánh các điểm mạnh, điểm yếu của từng thiết kế và chọn ra được một thiết kế phù hợp nhất.

Bước 4: Phát triển website

Sau khi đã chốt được ý tưởng thiết kế website thì việc làm tiếp theo là xây dựng dựa trên ý tưởng đó. Các lập trình viên sẽ bắt đầu xây dựng các chức năng của website, liên tục kiểm tra và chỉnh sửa để phù hợp với yêu cầu. Nếu như bạn không thể tự lập trình thì hãy liên hệ với với một lập trình viên chuyên nghiệp và giám sát họ để đảm bảo sau này bạn có thể vận hành và chỉnh sửa trang web một cách dễ dàng.

Bước 5: Kiểm tra và chỉnh sửa website

Đây là một bước quan trọng trước khi bạn đưa website vào hoạt động. Cần phải đảm bảo rằng trang web hoạt động tốt và kiểm tra cẩn thận, kỹ lưỡng để phát hiện lỗi trong quá trình thiết kế. Khi website đã đưa ra thị trường mà khách hàng phát hiện lỗi và có những đánh giá tiêu cực thì điều này sẽ ảnh hưởng tới uy tín và hình ảnh thương hiệu mà bạn đang cố gắng xây dựng. Cần phải có một đội ngũ các tester chuyên nghiệp giúp bạn tránh được những sai sót trong quá trình vận hành website. Các tester sẽ hỗ trợ bạn kiểm tra và khắc phục các sự cố của trang web.

Bước 6: Bảo trì và vận hành website

Sau khi website đã được đưa ra thị trường thì việc bảo trì và khắc phục các sự cố là một công việc bắt buộc. Các sản phẩm còn có thể bị lỗi thì một website cũng vậy. Điều quan trọng là chúng ta luôn kiểm soát và khắc phục sự cố một cách nhanh nhất để không làm ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp. Cần phải có các mốc thời gian cụ thể cho quá trình bảo trì và phải liên tục đảm bảo thực hiện theo đúng thời gian đã lập sẵn. 

Trên đây là những chia sẻ về các bước thiết kế một website. Tuy các bước được giới thiệu khiến bạn có cảm giác đơn giản nhưng công việc này không hề dễ dàng một chút nào. Nếu bạn cần hỗ trợ khi gặp bất kỳ vấn đề nào thì hãy liên hệ ngay với đội ngũ thiết kế viên chuyên nghiệp của Công ty thiết kế Kiến Vua. Với đội ngũ nhân sự giỏi, nhiều kinh nghiệm Kiến Vua luôn tự tin sẽ hỗ trợ và mang đến cho khách hàng những sản phẩm và giải pháp tối ưu nhất.

 

Rate this post

    LIÊN HỆ TƯ VẤN


      Đăng ký gói pro 3.000k

        Đăng ký gói ecommerce 7.000k

          Đăng ký gói Business >15.000k